Thứ Ba, 16 tháng 10, 2018

DAG ra đời, đánh dấu ngày tàn của Blockchain? 💀💀💀

Để tìm hiểu sâu hơn về Bitcoin và blockchain, các bạn có thể search google nha.
Rất hoan nghênh đóng góp và thảo luận của các bạn. Vui lòng comment nhé.
💚

Nói ngắn gọn, Bitcoin (BTC) được tạo ra để được xem như là đơn vị tiền tệ, với đầy đủ các chức năng của một đồng tiền điện tử. Công nghệ Blockchain cho phép các giao dịch của đồng tiền Bitcoin được ghi nhận và lưu trữ ở nhiều nơi khác nhau trên mạng lưới internet mà vẫn nhất quán với nhau. Các giao dịch một khi đã được lưu trên blockchain sẽ không thể chỉnh sửa hay xóa; các giao dịch thêm vào sau được ràng buộc và ăn khớp, phù hợp với giao dịch trước. Điều này đảm bảo tính an toàn của dữ liệu. Nếu một nơi lưu trữ thông tin bị sai lệch, toàn bộ những nơi khác sẽ từ chối chấp nhận thông tin này, kiểu như các bạn bỏ phiếu quốc hội vậy, và thông tin đó sẽ không được chấp nhận, ko được đưa vào lưu trữ như một phần cở sở dữ liệu của hệ thống. Muốn hệ thống chấp nhận một giao dịch sai, bạn phải đảm bảo có 51% hệ thống bỏ phiếu cho giao dịch đó.

Trong bài viết này, mình sẽ tập trung viết về DAG. Các thuật ngữ block, block mồ côi, cách hoạt động của blockchain và các kiến thức chuyên môn, các bạn vui lòng search google hoặc comment bên dưới. Mình sẽ rep sau nhé. Vì DAG các bạn search google ko ra, mà có ra cũng rất khó hiểu nên mình mới viết về DAG. Blockchain thì đầy ra.


Vậy DAG là gì? Liệu DAG có thể thay thế được blockchain hay ko???

  • DAG là viết tắt của Directed Acyclic Graph, là một đồ thị toán học có hướng không tuần hòa, được áp dụng vào công nghệ distributed ledger.
  • Ở DAG, ko có block, ko có miner. Mỗi đỉnh trong DAG đại diện cho một giao dịch và mỗi cạnh đại diện cho một sự phê duyệt. Giao dịch đầu tiên trong DAG được gọi là Genesis. Tất cả các giao dịch trong DAG sẽ xác nhận Genesis trực tiếp hoặc gián tiếp. 
  • Khi có một giao dịch phát sinh, giao dịch đó được phê duyệt nếu nó liên kết với 2 giao dịch trước đó, điều này chứng tỏ là lịch sử giao dịch của nó là hợp lệ. Khi một giao dịch được chấp thuận bởi một số lượng lớn các giao dịch mới hơn, nó trở thành một phần của sự đồng thuận. 
  • Hệ thống sẽ lựa chọn một đỉnh bằng cách di chuyển ngẫu nhiên từ Genesis tới các đỉnh. Nó sẽ di chuyển 2 lần để có 2 sự lựa chọn khác nhau. Việc di chuyển này thiên vị đối đối với các giao dịch có nhiều xác nhận hơn (có số lượng lũy lớn hơn), nghĩa là các đỉnh có nhiều cạnh và đỉnh liên kết hơn. Kết quả là các nhánh lớn càng lớn hơn, còn các nhánh nhỏ thì dần co lại và cuối cùng là biến mất, tức là không có giao dịch mới nào chấp nhận chúng. Nhánh tồn tại sẽ là nhánh nặng nhất, tương tự nhánh dài nhất của blockchain.
  • Đối với blockchain, bạn có thể chắc chắn là giao dịch của bạn đã được xác nhận sau khi nó được chấp thuận bởi một vài block. DAG cũng tương tự, giao dịch của bạn sẽ được xác nhận sau khi giao dịch của bạn có đủ “số lượng tích lũy”.

IOT, ByteBall, NXT là những crypto đầu tiên ứng dụng DAG vào công nghệ Distributed Technology. Đã có nhiều tranh cãi, bàn luận và so sánh giữa DAG và Blokchain trong năm 2017 và đầu năm 2018. Tuy nhiên, mãi đến tháng 5 năm 2018, khi mà Fantom - nền tảng decentralized của Hàn Quốc ra đời thì DAG mới thực sự được chú ý nhiều. Sau Fantom là Vite, Trias, ... rất nhiều project chạy smartcontracts áp dụng DAG vào hệ thống của mình. Lúc này, vấn đề đưa block vào DAG đã được thực hiện. DAGBlock có những điểm khác cơ bản so với DAG không block.



DAGBlock


  • Cách thức hoạt động trên là của DAG không có block. Hiện nay, đã có nhiều dự án đưa block vào DAG, hay còn gọi là DAGBlock. Sự khác nhau của DAG và DAGBlock đó là mỗi đỉnh trong sơ đồi của DAG đại diện cho một giao dịch, còn trong DAGBlock đại diện cho một block.
  • Đối với blockchain, miner nào hoàn thành block sớm nhất và được mạng lưới chấp thuận, miner đó sẽ nhận được toàn bộ reward, điều này tạo nên sự cạnh tranh giữa các miner để được nhận reward. Nếu có nhiều hơn một block được tạo ra cùng một thời điểm, các block đó sẽ được đưa vào cây merkle (chuỗi gốc, chuỗi dài nhất và duy nhất được chấp nhận của blockchain) và sinh ra nhiều nhánh. Sau vài block, nhánh dài nhất sẽ chọn để tiếp tục phát triển và trở thành chuỗi gốc. Các nhánh còn lại sẽ bị bỏ rơi, không được phát triển. Các block sinh ra trên các nhánh bị bỏ rơi này goi là block mồ côi.
  • Trong DAGBlock, vì cho phép xác nhận nhiều hơn một block ở cùng một thời điểm nên hạn chế được block mồ côi. Do đó tiết kiệm được thời gian và tài nguyên cũng. Đây cũng là lý do làm cho khả năng mở rộng của DAGBlock tốt hơn so với blockchain.



So với Blockchain, DAG có nhiều ưu điểm vượt trội: khả năng mở rộng không giới hạn, tăng tốc độ giao dịch, không fee giao dịch hoặc fee cực thấp, không có block mồ côi, tiết kiệm tài nguyên. Tuy nhiên, DAG cũng có một điểm yếu, nếu Blockchain bị tấn công cần 51% hệ thống đồng thuận thì DAG chỉ cần 34%.

Ở thời điểm hiện tại, chưa thể nói là DAG đã thay thế được Blockchain, nhưng rõ ràng, DAG là một cái gì đó rất có sức thu hút, rất fomo, và đang được nhiều dự án sử dụng thay thế cho mô hình blockchain.